CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÁ NHÂN TẠO

Hiện nay, nhu cầu sử dụng cát trong xây dựng đang ngày tăng cao, trong khi nguồn cung cấp truyền thống (cát tự nhiên) đang dần ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc sản xuất ra loại cát nhân tạo là một “cứu cánh” cho ngành xây dựng.
Công nghệ:
Giai đoạn 1: Ý tưởng
       Lâu nay, trong quá trình nghiền đá thì thành phần hạt nhỏ (0 – 5mm) thường đổ thải hoặc trộn vào đá cấp phối (0 – 40mm) có giá trị rất thấp. Đồng thời, bãi thải đất đá của Công ty qua nghiên cứu nhận thấy thông thường có đến 42% tỷ lệ đá cát kết có thể sử dụng lại. Đó là nguồn “vật liệu” có sẵn có thể tận dụng để đưa vào “sản xuất cát nhân tạo”.
         Hình thành mô hình sản xuất: Đất đá thải được đổ vào máy cấp liệu rung, sau đó được tách ra ngoài theo băng chuyền về khu vực máy đập thô và tiếp tục được đưa vào máy kẹp hàm và máy nghiền phản kích. Sau công đoạn nghiền, đá sẽ được sàng phân loại theo các kích cỡ khác nhau, rồi chuyển qua máy nghiền cát. Quá trình này làm cho vật liệu va đập chuyển động tương hỗ với tốc độ cao, ma sát giữa các nguyên liệu tạo thành sản phẩm cát thô.
        Thiết kế và xây dựng:
- Máy cấp liệu: Cấp liệu rung, máy rút liệu có vai trò cấp liệu đều đặn cho thiết bị nghiền trong dây chuyền. Máy cấp liệu là một thiết bị cung cấp vật liệu một cách có định lượng để sử dụng trong quá trình xay nghiền ở giai đoạn tiếp theo. Vai trò của máy cấp liệu rung chính là liên tiếp đẩy nguồn vật liệu vào những máy nghiền.
- Máy nghiền sơ cấp: để xử lý hạt to: Thường là máy nghiền hàm, máy nghiền phản kích.
- Máy nghiền thứ cấp: Thường là máy nghiền hàm trung, máy nghiền côn, trường hợp dùng máy nghiền búa với những loại đá có độ cứng thấp.
- Máy nghiền cát: Máy nghiền xung kích ly tâm trục đứng được sử dụng do có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng máy khác, nhất là đối với các vật liệu đầu vào có độ cứng cao.
- Máy sàn rung: máy sàn rung được sử dụng phổ biến so với máy sàn quay do có độ gằn tạo lực đập từ bề mặt lưới sàng lên vật liệu nên nó dễ dàng đáng tơi liên kết giữa các hạt cát để tăng độ lọt sàng.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu điều chỉnh dây chuyền sản xuất
       Sản phẩm cát nghiền nhân tạo ban đầu có thể chưa đảm bảo được tiêu chuẩn theo quy định, bởi dây chuyền lắp đặt chỉ có thể xử lý đá cát kết, còn đất đá thải đầu vào tại bãi thải lại lẫn một lượng sét kết lớn. Nên phải nghiên cứu điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất. Đáng lưu ý nhất, để làm sạch hạt cát, so với dây chuyền đã lắp đặt ở Giai đoạn 1 phải chế chế tạo thêm:
  • Máy rửa cát (sàng quay): Máy rửa cát dạng guồng quay nó giúp hòa tan và tách được bùn bẩn tạp chất để cho sản phẩm cát nhân tạo đạt tiêu chuẩn.
  • Máy tận thu cát: Tận thu hạt cát mịn sau rửa cát.

     Sản phẩm tạo ra là những hạt cát thô 0-4mm còn lẫn tạp chất được cấp vào bể rửa cát để loại bỏ tạp chất. Dưới áp lực nước và cơ chế hoạt động của sàng quay như một chiếc lồng giặt, bùn sét lẫn trong đá thải đã được rửa, hàm lượng chỉ còn 0,96%, thấp hơn rất nhiều so với quy định, đảm bảo độ sạch của cát thành phẩm. Đặc điểm của quy trình này là không kén chọn nguyên liệu đầu vào các tạp chất được loại bỏ bằng thiết bị làm sạch thông qua quy trình rửa cát này.

     Qua việc lấy mẫu thí nghiệm độc lập, các sản phẩm cát nghiền theo công nghệ này đã đáp ứng các yêu cầu cho xây dựng, bao gồm: cát cho bê tông, cát cho vữa xây và lớp bây nền đường. Theo các chuyên gia xây dựng, cát nhân tạo có những tính chất đặc biệt như: Hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh modun độ lớn và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau. Loại cát nhân tạo cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình.


Kết quả và thành tựu:
      Có thể thấy, việc sản xuất cát nghiền nhân tạo từ nguồn “vật liệu” tận thu là đá, cát kết tại bãi thải mỏ đá đã mang lại lợi ích kép trên nhiều phương diện.
  • Lâu nay, trong quá trình nghiền đá thì thành phần hạt nhỏ thường bỏ đi hoặc trộn vào đá cấp phối có giá trị rất thấp, nay sản phẩm cát nhân tạo này có giá trị cao hơn.
  • Việc đầu tư thêm sản xuất cát nhân tạo từ đá cát kết do đó càng có ý nghĩa tích cực về mặt môi trường. Trên cơ sở tận dụng đá từ bãi thải, đã góp phần giảm tải áp lực đất đá đổ thải, giảm nguy cơ trượt lở bãi thải trong điều kiện thời tiết bất thường; đồng thời đáp ứng được nhu cầu cát xây dựng cũng là hạn chế dần việc khai thác nguồn tài nguyên cát tự nhiên từ các lòng sông, hạn chế sạt lở.
  • Không chỉ vậy, việc tận dụng nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu vật liệu trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây